Tìm hiểu Công nghệ DLP và Công nghệ LCD có trên máy chiếu

Công nghệ DLP (Digital Light Processing) và LCD (Liquid Crystal Display) là 2 trong số những công nghệ xử lý ánh sáng phổ biến nhất hiện nay, liên quan đến cơ chế hoạt động bên trong mà máy chiếu sử dụng để hiển thị hình ảnh.

Công nghệ DLP

Công nghệ DLP (Digital Light Processing) là giải pháp hiển thị kỹ thuật số. Công nghệ DLP sử dụng một vi mạch bán dẫn quang học gọi là Digital Micromirror Device (tạm dịch là thiết bị phản chiếu siêu nhỏ kỹ thuật số) hay DMD để tái tạo dữ liệu nguồn. Công nghệ DLP do Texas Instruments phát triển sử dụng gương để phản chiếu ánh sáng. Một chip DMD (Direct Micromirror Device) được tích hợp đến hàng ngàn vi gương, mỗi vi gương tương ứng một điểm ảnh. Những gương này nghiêng ra trước và sau với tốc độ rất nhanh, phản xạ ánh sáng phát ra từ nguồn để tạo ra ảnh trên màn chiếu. Để thể hiện hình ảnh màu, một bánh quay màu (color wheel) được đặt giữa nguồn sáng và DMD. Phổ biến hiện nay là hệ thống sử dụng bánh quay 4 màu gồm đỏ, lục, xanh dương, trắng để lần lượt tạo và xuất ra 4 ảnh đơn sắc trong một chu kỳ. Thay vì tổng hợp tự nhiên tại thấu kính, 4 hình ảnh đơn sắc lần lượt được ghi nhận và tổng hợp tại não người.

Công nghệ LCD

Công nghệ LCD (Liquid Crystal Display – màn hiển thị tinh thể lỏng) dựa trên cơ chế sử dụng 3 tấm màu cơ bản RGB (Đỏ – Xanh lục – Xanh dương) để tổng hợp hình ảnh. Nguồn sáng trắng ban đầu được tách thành 3 nguồn sáng đơn sắc là đỏ, lục, xanh dương và được dẫn đến 3 tấm LCD độc lập. Nếu điểm ảnh trên LCD ở trạng thái đóng, ánh sáng không thể xuyên qua thì điểm ảnh biểu diễn trên màn hình là đen. Tương tự, độ sáng của điểm ảnh cũng thay đổi tương ứng theo trạng thái mở của điểm ảnh LCD.  Điều khiển 3 tấm LCD đóng mở điểm ảnh theo thông tin ảnh số, ta thu được 3 ảnh đơn sắc theo hệ màu RGB. Sau đó, tất cả được tổng hợp một cách tự nhiên trong một lăng kính theo cơ chế ánh sáng trước khi xuất đến màn chiếu.

Ưu điểm và nhược điểm của công nghệ DLP và LCD

– Công nghệ DLP

   Ưu điểm:
  • Tạo được hình ảnh mượt, không lộ điểm ảnh.
  • Cấu tạo máy chiếu DLP đơn giản hơn LCD 3 tấm nên kích thước máy nhỏ và nhẹ hơn.
  • Tương phản cao và không bị hiện tượng lệch hội tụ như công nghệ dùng LCD 3 tấm.
   Nhược điểm:
  • Độ bão hòa thấp hơn làm ảnh hưởng đến dữ liệu hình ảnh
  • Xảy ra hiệu ứng cầu vồng (xuất hiện vệt sáng)
  • Hiệu ứng “đi lạc” của ánh sáng (một dải xám xung quanh rìa của hình ảnh)

– Công nghệ LCD:

   Ưu điểm:
  • Hình ảnh sáng hơn DLP với bóng đèn có cùng công suất
  • Cho hình ảnh sắc nét hơn, chuyển tiếp màu mượt hơn DLP
  • Tiêu thụ điện năng ít hơn DLP.
   Nhược điểm:
  • Hiệu ứng “ca-rô” làm hình ảnh trông bị “vỡ hạt”
  • Cấu tạo lớn hơn, vì có nhiều thành phần bên trong hơn
  • Dễ xảy ra hiện tượng điểm chết trên màn hình chiếu.
  • Các tấm LCD đắt tiền, nếu lỡ hư hỏng thì chi phí thay thế cao. Trong khi đó các chip DLP thì hiếm khi hư

Đánh giá chung về hai công nghệ.

DLP và LCD là hai trong số những công nghệ xử lý ánh sáng phổ biến nhất hiện đang được áp dụng cho máy chiếu. Trong khi LCD sử dụng công nghệ tinh thể lỏng để tạo ra ánh sáng trình chiếu, DLP lại sử dụng công nghệ xử lý ánh sáng số thông qua một hệ thống hàng trăm nghìn gương chiếu siêu nhỏ để phản chiếu ánh sáng. Nhìn chung, những chiếc máy DLP thường có chất lượng nhỉnh hơn so với một chiếc LCD cùng mức giá. Ngoài ra, DLP còn có những ưu điểm vuợt trội hơn so với LCD:
  • DLP Bền hơn: Sự ổn định của một chiếc máy chiếu thường được thể hiện qua chất lượng hình ảnh qua thời gian. Nếu bạn thấy trên màn chiếu có quá nhiều màu vàng hoặc xanh, đó là lúc máy chiếu của bạn đang bị hiện tượng thoái hóa màu sắc (color decay). Thoái hóa màu sắc là hiện tượng khá phổ biến trên các máy LCD nhưng rất hiếm khi xảy ra với máy DLP.
  • DLP Không cần bộ lọc bụi: Máy LCD luôn yêu cầu phải có một bộ lọc cho bóng đèn để ngăn tác động của bụi tới các tấm LCD. Tuổi thọ của mỗi bộ lọc bụi thường tương đương với tuổi thọ của bóng đèn (2.000 – 3.000 giờ), vì thế mỗi lần thay bóng LCD bạn đều phải thay cả bộ lọc bụi. Máy DLP không cần bộ lọc bụi, do đó chi phí khi thay bóng giảm đi khá nhiều.
  • DLP cho chất lượng hình ảnh tốt hơn: Chất lượng hình ảnh được quyết định bởi ba yếu tố: hệ số lấp đầy điểm ảnh, tỷ lệ tương phản và khả năng trình chiếu video. Hệ số lấp đầy điểm ảnh là phần diện tích được sử dụng của mỗi pixel. Hệ số này càng cao thì hình ảnh càng trung thực. Về tiêu chí này, máy DLP tốt hơn máy LCD. Tỷ lệ tương phản là sự khác biệt giữa các điểm đen và điểm trắng trên hình ảnh. Tỷ lệ tương phản càng cao thì hình ảnh càng sắc nét. Máy DLP có tỷ lệ tương phản cao hơn máy LCD. Chất lượng trình chiếu video là khả năng tái tạo đúng tốc độ xuất hiện của các hình ảnh trong video. Ở tiêu chí này, máy DLP cũng nhỉnh hơn máy LCD.
Tóm lại, máy chiếu công nghệ DLP nhìn chung được ưa thích cho việc xem phim, giải trí và tính di động. Máy chiếu công nghệ LCD thì tốt hơn cho những công việc đòi hỏi cao về màu sắc.

 

1900 2281
icons8-exercise-96 challenges-icon
chat-active-icon